Liên minh châu Âu (EU) dự kiến tổ chức các cuộc gặp giữa lãnh đạo Azerbaijan và Armenia cùng các bên trong tư cách "hòa giải" là Pháp,ổngthốngAzerbaijantừchốigặpThủtướbet 69 tỷ lệ cá cược nhà cái Đức và Hội đồng châu Âu, bên lề hội nghị thượng đỉnh EU ở Tây Ban Nha tuần này.
Phát ngôn viên chính phủ Azerbaijan ngày 4/10 tuyên bố Tổng thống Ilham Aliyev sẽ không tham dự các cuộc đàm phán theo hình thức như vậy vì thấy "không cần thiết".
"Tổng thống Aliyev từ chối vì giới chức Pháp đã đưa ra những tuyên bố ủng hộ Armenia và cam kết cung cấp vũ khí, đạn dược cho Armenia trong hợp tác quân sự", phát ngôn viên chính phủ Azerbaijan nói.
Quan chức Azerbaijan nói thêm nước này cũng không đồng tình với những phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel. Ông Michel trước đó chỉ trích "chiến dịch chống khủng bố" của Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh.
Phía Azerbaijani muốn cuộc gặp diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì tổ chức ở nơi "tràn ngập bầu không khí chống Azerbaijan". Thổ Nhĩ Kỳ trước đó ca ngợi cuộc tấn công chống lực lượng ly khai của Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh.
Azerbaijan mở chiến dịch "chống khủng bố" ở vùng ly khai vào 19/9 và nhanh chóng chiếm được các vị trí chiến lược. Phe ly khai thân Armenia hôm 20/9 chấp nhận buông vũ khí, giải tán lực lượng, đàm phán tái hòa nhập Nagorno-Karabakh vào Azerbaijan.
Azerbaijan đồng ý cho phép những chiến binh của phe ly khai rời đến Armenia theo các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, Azerbaijan hôm 1/10 phát lệnh truy nã 300 thành viên phe ly khai Nagorno-Karabakh, trong đó có cựu lãnh đạo Arayik Harutyunyan và cựu chỉ huy lực lượng chiến đấu của phe này Jalal Harutyunyan.
Bộ Ngoại giao Armenia ngày 4/10 lên án động thái của Azerbaijan và khẳng định sẽ làm mọi điều có thể để đảm bảo quyền lợi của những người "bị bắt bất hợp pháp" ở Nagorno-Karabakh.
Nagorno-Karabak đã trở thành điểm nóng xung đột suốt ba thập kỷ qua giữa Armenia và Azerbaijan. Khu vực này tách khỏi Azerbaijan kể từ khi lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát sau cuộc chiến đầu thập niên 1990. Hai bên nhiều lần đụng độ sau đó, đỉnh điểm là cuộc chiến năm 2020, giúp Azerbaijan giành lại một phần lãnh thổ.
Ngọc Ánh (Theo AFP)